Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Phòng và trị bệnh đau mắt đỏ khi hè đến

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, vào mùa hè, mùa thu, bệnh gặp nhiều hơn, có thể bùng phát và lây lan trên diện rộng, tạo nên dịch đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ có những loại nguy hiểm cần điều trị gấp, nhưng cũng có loại nhẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ mà không cần phỉa dùng thuốc để điều trị.


1.      Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ thường là do nhiễm vi khuẩn, virus adeno, dị ứng. Bệnh đau mắt đỏ gây nên những khó chịu, kích thích cho mắt nhưng không ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên vẫn cần được phát hiện và chữa trị kịp thời để tránh lây lan, bùng phát thành dịch.l
2.      Dấu hiệu nhận biết bệnh
-         Đỏ 1 hoặc cả 2 mắt
-         Ngứa 1 hoặc cả 2 mắt, cảm giác có sạn ở trong mắt
-         Có gỉ ở 1 hoặc 2 mắt, chảy nước mắt, sáng ngủ dậy mi mắt bị dính chặt do màng dử mắt.
-         Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu ở 1 mắt, sau vài 3 ngày có thể lan sang mắt thứ 2.
-         Có thể kèm theo ho, sốt nhẹ, nổi hạch ở dưới tai.
-         Mi mắt có thể sưng nè hoặc xung huyết.
3.      Diễn biến quá trình phát triển của bệnh
-         Các triệu chứng trên thường xuất hiện khoảng 3 ngày đầu phát bệnh, sau giảm dần và khỏi trong vòng 10 ngày, đa số là lành tính và ít khi để lại di chứng.
-         Trong một số trường hợp để bệnh nặng mới chữa trị có thể hình thành giả mạc ở kết mạc mi (mắt sưng khó mở, có dịch màu hồng) đau kéo dài tới hàng tháng nếu không bóc giả mạc đi.
-         Một số có thể biến chứng thành viêm giác mạc chấm sẽ ảnh hưởng đến thị lực.
-         Một số bệnh nhân có các bệnh mạn tính khác như mắt hột, sẹo giác mạc cũ, tắc lệ đạo... nếu mắc phải viêm kết mạc sẽ làm cho bệnh phát triển nặng và nguy hiểm hơn.

4.      Cách điều trị khi bị bệnh
-         Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly để điều trị, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, thông thường là dùng Chloroxit 0,4% (hoặc Natriclorua 0,9% nhỏ mắt nhiều lần/ ngày hay thuốc mỡ Tetraxyclin 1% tra mắt 2 lần/ ngày).
-         Nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý 0.9%,  dinh dưỡng kết – giác mạc, nhỏ từ 8 đến 10 lần/ngày, sẽ rửa trôi mầm bệnh, gỉ mắt, làm êm dịu đôi mắt khi đang bị cộm.
-         Kháng sinh tra trực tiếp vào mắt như chloramphenicol 0,4%, tobramycine 0,3 %, dùng từ 2 đến 4 lần/ngày.
-         Bổ sung vitamin C theo đường uống hoặc uống nước cam, nước chanh.
-         Trong vùng có bệnh nên hạn chế tập trung đông người.
-         Không nên đến các bể bơi công cộng tránh lây lan vào nguồn nước.
Chú ý: không nên sử dụng các phương pháp truyền thống dân gian như đắp lá, xông lá trầu không, lá dâu, lá tre...vì rất dễ gây nguy hiểm, gây nhiễm khuẩn cho mắt, bỏng mắt làm cho bệnh thêm nặng và khó điều trị.
5.      Cách phòng bệnh
-         Thường xuyên rửa mặt 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, tốt nhất nên giặt khăn bằng xà phòng, phơi ngoài nắng.
-         Tránh đưa tay bẩn lên mắt, nên đeo kính râm khi ra ngoài đường. Sau một ngày làm việc, đặc biệt là tiếp xúc nhiều với khói bụi cần rửa mặt sạch rồi tra vài giọt nước muối sinh lý 0.9% để làm sạch bụi bẩn và giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.
-         Tránh dùng các vật phẩm cá nhân như khăn mặt, chậu rửa.
-         Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ mắt dùng cho mắt bị nhiễm khuẩn.
Bệnh đau mắt đỏ tuy dễ bị và lây lan ra diện rộng nhưng nếu ta biết cách phòng tránh và điều trị sẽ rất nhanh khỏi và không gây ra nguy hiểm về sau.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét