Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Phòng và trị bệnh đau mắt đỏ khi hè đến

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, vào mùa hè, mùa thu, bệnh gặp nhiều hơn, có thể bùng phát và lây lan trên diện rộng, tạo nên dịch đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ có những loại nguy hiểm cần điều trị gấp, nhưng cũng có loại nhẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ mà không cần phỉa dùng thuốc để điều trị.


1.      Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ thường là do nhiễm vi khuẩn, virus adeno, dị ứng. Bệnh đau mắt đỏ gây nên những khó chịu, kích thích cho mắt nhưng không ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên vẫn cần được phát hiện và chữa trị kịp thời để tránh lây lan, bùng phát thành dịch.l
2.      Dấu hiệu nhận biết bệnh
-         Đỏ 1 hoặc cả 2 mắt
-         Ngứa 1 hoặc cả 2 mắt, cảm giác có sạn ở trong mắt
-         Có gỉ ở 1 hoặc 2 mắt, chảy nước mắt, sáng ngủ dậy mi mắt bị dính chặt do màng dử mắt.
-         Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu ở 1 mắt, sau vài 3 ngày có thể lan sang mắt thứ 2.
-         Có thể kèm theo ho, sốt nhẹ, nổi hạch ở dưới tai.
-         Mi mắt có thể sưng nè hoặc xung huyết.
3.      Diễn biến quá trình phát triển của bệnh
-         Các triệu chứng trên thường xuất hiện khoảng 3 ngày đầu phát bệnh, sau giảm dần và khỏi trong vòng 10 ngày, đa số là lành tính và ít khi để lại di chứng.
-         Trong một số trường hợp để bệnh nặng mới chữa trị có thể hình thành giả mạc ở kết mạc mi (mắt sưng khó mở, có dịch màu hồng) đau kéo dài tới hàng tháng nếu không bóc giả mạc đi.
-         Một số có thể biến chứng thành viêm giác mạc chấm sẽ ảnh hưởng đến thị lực.
-         Một số bệnh nhân có các bệnh mạn tính khác như mắt hột, sẹo giác mạc cũ, tắc lệ đạo... nếu mắc phải viêm kết mạc sẽ làm cho bệnh phát triển nặng và nguy hiểm hơn.

4.      Cách điều trị khi bị bệnh
-         Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly để điều trị, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, thông thường là dùng Chloroxit 0,4% (hoặc Natriclorua 0,9% nhỏ mắt nhiều lần/ ngày hay thuốc mỡ Tetraxyclin 1% tra mắt 2 lần/ ngày).
-         Nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý 0.9%,  dinh dưỡng kết – giác mạc, nhỏ từ 8 đến 10 lần/ngày, sẽ rửa trôi mầm bệnh, gỉ mắt, làm êm dịu đôi mắt khi đang bị cộm.
-         Kháng sinh tra trực tiếp vào mắt như chloramphenicol 0,4%, tobramycine 0,3 %, dùng từ 2 đến 4 lần/ngày.
-         Bổ sung vitamin C theo đường uống hoặc uống nước cam, nước chanh.
-         Trong vùng có bệnh nên hạn chế tập trung đông người.
-         Không nên đến các bể bơi công cộng tránh lây lan vào nguồn nước.
Chú ý: không nên sử dụng các phương pháp truyền thống dân gian như đắp lá, xông lá trầu không, lá dâu, lá tre...vì rất dễ gây nguy hiểm, gây nhiễm khuẩn cho mắt, bỏng mắt làm cho bệnh thêm nặng và khó điều trị.
5.      Cách phòng bệnh
-         Thường xuyên rửa mặt 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, tốt nhất nên giặt khăn bằng xà phòng, phơi ngoài nắng.
-         Tránh đưa tay bẩn lên mắt, nên đeo kính râm khi ra ngoài đường. Sau một ngày làm việc, đặc biệt là tiếp xúc nhiều với khói bụi cần rửa mặt sạch rồi tra vài giọt nước muối sinh lý 0.9% để làm sạch bụi bẩn và giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.
-         Tránh dùng các vật phẩm cá nhân như khăn mặt, chậu rửa.
-         Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ mắt dùng cho mắt bị nhiễm khuẩn.
Bệnh đau mắt đỏ tuy dễ bị và lây lan ra diện rộng nhưng nếu ta biết cách phòng tránh và điều trị sẽ rất nhanh khỏi và không gây ra nguy hiểm về sau.

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Cho đôi tai khỏe manh (P1)

Tai không chỉ cho ta nghe, mà nó cũng đóng một vai trò trong việc duy trì sự cân bằng của chúng ta, nó rất quan trọng đối với khả năng của chúng ta hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết này sẽ cho bạn biết tất cả các thông tin quan trọng cần thiết về chăm sóc tai, bao gồm:
·         "> Bảo vệ tai của bạn Mọi người đều biết rằng tiếng ồn lớn có thể làm hỏng đôi tai của bạn, nhưng có rất nhiều cách khác để làm tổn thương các cơ chế tinh tế cho phép chúng ta nghe. đối tượng nước ngoài hoặc thổi đột ngột vào tai có thể làm hỏng màng nhĩ, kết quả tạm thời hoặc, trong một số trường hợp, mất thính lực vĩnh viễn. Trong phần này, chúng ta nói cho bạn biết làm thế nào để tránh những sai lầm phổ biến người làm cho rằng thiệt hại tai của họ và chúng ta sẽ cho bạn biết những cách tốt nhất để đối phó với tiếng ồn lớn. Chúng ta cũng sẽ cho bạn biết có bao nhiêu decibel là quá nhiều và lớn như thế nào tiếng sột soạt của lá được so sánh với một động cơ phản lực.
·         Ngăn ngừa tai vấn đề Bên cạnh đảm bảo rằng bạn không đâm thủng màng nhĩ của bạn với một đối tượng nước ngoài, có những bước khác bạn cần làm để ngăn chặn một số vấn đề tai phổ biến. Một tai phiền toái thường gặp là viêm tai của. Đây là một tình trạng có thể xảy ra khi vi khuẩn phát triển bên trong ống tai, và nó có thể được khá đau đớn. Chúng ta sẽ cho bạn biết làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng này. Chúng ta cũng sẽ cho bạn biết việc duy trì ngày-to-ngày bạn cần phải làm cho đôi tai của bạn để giữ cho chúng khỏe mạnh và vấn đề miễn phí.
·         Nhiễm trùng tai Bất cứ ai có con nhỏ là có thể thành thạo trong viêm tai giữa. Nhiễm trùng tai là những bệnh phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong khi người lớn làm bị nhiễm trùng tai, họ là nghiêm trọng hơn nhiều cho trẻ em. Điều này một phần là do họ có nhiều apt để có được chúng, và một phần vì các triệu chứng có thể nặng hơn cho trẻ em. Trong phần này, chúng ta sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên để ngăn ngừa trẻ khỏi bị nhiễm trùng tai giữa, cũng như một số lời khuyên cho việc phải làm gì khi cuối cùng phát triển một.
·         Rối loạn tai Các bệnh nhiễm trùng tai và thiệt hại cho tai từ những tiếng ồn quá lớn mà chúng ta đã đề cập trong các phần trước thường chỉ vấn đề tai tạm thời. Tuy nhiên, một số bất tiện tai đơn giản có thể dẫn đến nghiêm trọng, rối loạn lâu dài. Điếc, thiếu sự cân bằng, và một chuông liên tục trong tai là những dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng. Trong phần này, chúng ta cung cấp một hướng dẫn để các rối loạn tai khác nhau và làm thế nào để đối xử với họ. Chúng ta cũng sẽ cho bạn biết làm thế nào bạn có thể sự khác biệt giữa một vấn đề tai bạn có thể chăm sóc bản thân và một trong đó cần chú ý của bác sĩ.
(

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Vacxin tránh thai cho đàn ông

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Edinburgh (Anh) đã chế ra một loại thuộc tránh thai mới dành cho đàn ông, mở ra triển vọng giải phóng phụ nữ khỏi gánh nặng kế hoạch hóa gia đình trong tương lai gần.


Theo trang Daily Bhaska, một loại vaccin phòng tránh thai cho nam giới, do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Edinburgh phát triển, đã được chứng minh thành công trong việc ngăn ngừa việc mang bầu ngoài ý muốn trong một cuộc thử nghiệm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Cuộc thử nghiệm do WHO đứng ra tổ chức quy tụ 200 cặp vợ chồng khắp thế giới. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kết hợp hai hornmon testosteron và progesteron, làm giảm đáng kể lượng tinh trùng trong tinh dịch ở người đàn ông.


Sau cuộc thử nghiệm thành công 100% ở Scotland, các nhà khoa học thuộc Đại học Edinburgh hy vọng thuốc của họ có thể trở thành một lựa chọn phòng tránh thai mới, giúp nam giới chia sẻ nhiều hơn gánh nặng kế hoạch hóa gia đình với bạn đời của mình.
Giáo sư Richard Anderson - một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Các kết quả thu được rất đáng khích lệ và mọi việc đều tiến triển tốt".
Các nhà nghiên cứu khẳng định, kỹ thuật tiêm thuốc phòng tránh thái mới có thể làm giảm lượng tinh trùng ở đàn ông từ mức trên 20 triệu tinh trùng/ml tinh dịch xuống bằng 0. Trong khi đó, nam giới sẽ không thể khiến bạn tình mang bầu nếu có lượng tinh trùng thấp hơn ngưỡng 1 triệu/ml. Loại thuốc mới được quảng cáo là có khả năng phòng tránh thai tốt hơn cả bao cao su và có tỉ lệ thành công tương tự như thuốc ngừa thai dành cho phụ nữ.
Theo nhóm nghiên cứu, để đạt hiệu quả tốt nhất, cứ 2 tháng, các quý ông cần được tiêm loại thuốc tránh thai mới 1 lần.
sưu tầm

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Phát minh mới: thuốc trị ung thư

Thuốc mới có tên gọi ZL105 với thành phần cơ bản là kim loại quý iridi



Những thí nghiệm mới đây cho thấy nó có thể thay thế các loại thuốc trị ung thư hiện nay – vốn ít hiệu quả hơn qua thời gian và gây ra hàng loạt phản ứng phụ, làm tổn hại các tế bào lành. Số liệu khảo sát bước đầu tại Viện Ung thư quốc gia Mỹ cho thấy ZL105 công hiệu hơn gấp 10 lần trong điều trị ung thư buồng trứng, ruột kết, thận và một số dạng ung thư vú.


Đồng tác giả nghiên cứu, GS Peter J.Sadler, nói rằng các dạng thuốc có nguồn gốc từ bạch kim chiếm gần 50% trong chế độ hóa trị liệu hiện nay thường gây tổn hại ADN và không thể chọn lọc giữa tế bào lành và tế bào ung thư, dẫn đến các phản ứng phụ như suy thận, gây nhiễm độc thần kinh. Trong khi đó, ZL105 có cơ chế tác dụng mới, không tấn công ADN, giúp làm chậm hoặc ngăn ung thư tăng trưởng và ít gây tác dụng phụ.

Sưu tầm

Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi chuyển mùa (Bệnh đau lưng)

Thời tiết chuyển mùa là một yếu tố tác động không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là ở người cao tuổi. Sau đây là một số bệnh người cao tuổi thường mắc phải khi thời tiết chuyển mùa…


Bệnh đau lưng là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, do thói quen xấu gây nên như: đi, đứng, nâng nhấc hoặc lôi kéo vật nặng không đúng cách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khoảng 80% các trường hợp đau lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút hoặc có ý thức phòng bệnh.
Nguyên nhân gây đau lưng
Đau lưng có hai loại nguyên nhân cơ bản:
Đau lưng do tác động cơ học: đây là loại đau lưng hay gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành và đặc biệt là người cao tuổi như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống... Thoái hóa cột sống thường hay xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm, bởi hiện tượng trọng lực của cơ thể quá nặng tác động hàng ngày lên cột sống và cả tác động của trọng lực đè lên vai gáy rồi tác động xuống hệ thống đốt sống (ví dụ như ngồi làm việc nhiều giờ không vận động). Khi cột sống bị thoái hóa, triệu chứng đau lưng được thể hiện khá sớm và cũng chính vì có hiện tượng đau lưng rất khó chịu mà buộc người bệnh phải đi khám. Ngoài các nguyên nhân do thoái hóa cột sống còn có những nguyên nhân thuộc về cơ học như mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê không cân xứng...


Đau lưng do hiện tượng viêm: trong các nguyên nhân gây viêm có thể xảy ra ngay tại cột sống như: viêm đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu... Cũng có nhiều trường hợp đau lưng nhưng lại do viêm nhiễm ở một cơ quan khác trong cơ thể như: viêm phần phụ ở nữ giới (viêm tiểu khung, viêm buồng trứng...), viêm dạ dày - tá tràng, viêm đường tiết niệu (do sỏi hoặc do vi khuẩn)... Các loại bệnh kiểu này thường gây đau lưng một cách âm ỉ và cùng một lúc với các triệu chứng chính của bệnh (ví dụ như người bị đau dạ dày, sỏi tiết niệu). Những nguyên nhân này cũng thường gặp ở người cao tuổi nhiều hơn người trẻ.


Làm gì khi bị đau lưng?
Khi người cao tuổi bị đau thắt lưng không nên tự mua thuốc điều trị mà cần đi khám ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và trang thiết bị để được bác sĩ chẩn đoán sớm và đúng bệnh. Ngày nay, y học ngày càng phát triển cho nên việc chẩn đoán đau thắt lưng không gặp nhiều khó khăn như trước đây.
Người bệnh cần trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy thuốc và nói rõ những hiện tượng đau lưng và các biểu hiện kèm theo.
Việc điều trị sớm, đúng phương pháp, đúng phác đồ sẽ đưa lại hiệu quả cao hơn hẳn là chẩn đoán muộn và điều trị muộn, điều trị mang tính chất cầm chừng. Nếu đau thắt lưng do nguyên nhân cột sống thì ngoài điều trị thuốc Tây y, vật lý trị liệu người ta còn có thể kết hợp Đông y như châm cứu, bấm huyệt hoặc dùng thuốc.


Bệnh có thể phòng ngừa?
Đối với người cao tuổi nên phòng ngừa bằng cách hỗ trợ hoặc giúp tránh các căng giãn không cần thiết cho cơ bắp và cũng để tăng cường sức mạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống.
Để tránh đau lưng cần ngủ trên nệm cứng; nằm nghiêng, đầu gối co hoặc khi nằm ngửa thì lót gối dưới khuỷu chân. Gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng.
Người cao tuổi cần chú ý khi mang vật nặng, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên, mà ngồi xuống, hai tay ôm cầm vật đó rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của đầu gối, như vậy tránh được tổn thương cho lưng. Khi vật nặng nằm ở trên bàn, ta có thể ôm vào bụng hay quay lưng ôm đồ vật vào lưng để mang đi.
Đặc biệt với người lớn tuổi cần tập thế khi đứng, bụng thót phẳng, hướng xương chậu về phía sau sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn. Nếu cần đứng lâu thì đặt một chân lên vật cao khoảng hai tấc để ngả xương chậu về phía sau.


Ngồi lâu gây nhiều khó chịu cho lưng, vì thế nên đứng dậy, đi qua đi lại, thư giãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.
Tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng. Buổi sáng ngủ dậy, trước khi bước ra khỏi giường nên tập các cử động người qua lại để thư giãn lưng. Vì sau thời gian dài ngủ xương khớp, bắp thịt cứng lại, nếu đứng dậy ngay có thể ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể.
Không hút thuốc lá, giảm cân nếu béo, vì béo phì làm mô mềm ở lưng căng cương.
Sưu tầm